Bảng đồng tiếp đất 300 x 100 x 6mm + 02 chân đế

  • Mô tả
    BĐTĐ
  • Nhà sản xuất
    SIMBA
  • Giá
    Vui lòng liên hệ
  • Số lượng
Mô tả Sản phẩm

Tại Việt Nam hiện nay có hai phương pháp chính được sử dụng để liên kết các cọc trong cùng một hệ thống tiếp địa đó chính là dây dẫn và đồng thanh cái (thanh đồng tiếp địa). Trong đó, các liên kết bằng dây được sử dụng nhiều hơn trong các công trình vừa và nhỏ còn liên kết bằng thanh đồng, băng thép thì lại được sử dụng nhiều hơn ở các công trình lớn. Vậy thanh đồng tiếp địa là gì? Các ưu điểm mà nó mang lại cho công trình ra sao? Cùng Chongset.vn tìm hiểu nhé!

Ưu điểm của thanh đồng tiếp địa so với dây dẫn đồng là gì?

Ưu điểm của dây đồng tiếp địa là linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn nên dễ uốn và đi dây hơn. Ngoài ra, phương pháp nối dây với cọc tiếp địa cũng khá đơn giản và dễ xử lý hơn.

BYn_sao_cYa_IMG_9920
Thanh đồng tiếp địa là gì? Cách sản xuất ra sao?

Còn thanh đồngbăng thép tiếp địa thì lại chiếm ưu thế hơn nếu xét về mặt hiệu quả chống sét. Với kích thước lớn, bản rộng, quá trình truyền sét qua những thanh kim loại này là nhanh và mạnh hơn so với tiết diện nhỏ của dây. Mặt khác, độ bền của những đồng thanh cái này cũng ở mức cao hơn so với các loại dây tiếp địa thông thường (dây một lõi) trong thi công chống sét trọn gói.

Hãy cùng Chongset.vn chúng tôi tìm hiểu về đồng thanh cái ngay sau đây.

Thanh đồng tiếp địa là gì?

Thanh tiếp địa là thanh kim loại có khả năng truyền điện tốt như: đồng, nhôm, thép, được cán mỏng và kẻo dài. Trong đó, thanh đồng nối đất là loại phổ biến nhất, và được dùng nhiều hơn cả. Các chất liệu nhôm và thép chỉ xuất hiện trong các công trình đặc thù.

Ở các công trình nhỏ, người ta sử dụng dây đồng để nối tiếp địa. Ưu thế của dây là linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn nên dễ uốn và đi dây hơn. Còn ở công trình lớn, người ta lại ưu tiên sử dụng thanh đồng và băng đồng hơn:

  • Với kích thước lớn, bản rộng, quá trình truyền sét qua những thanh kim loại này là nhanh và mạnh hơn so với tiết diện nhỏ của dây.
  • Mặt khác, độ bền của những thanh cái này cũng cao hơn so với các loại dây tiếp địa thông thường.

Các loại thanh đồng tiếp địa thường dùng làm gì?

Có hai loại chất liệu được sử dụng làm những thanh cái này là đồng và thép. Bản thân đồng đã có khả năng dẫn sét dẫn điện tốt nên chất lượng của dòng sản phẩm băng đồng tiếp địa phụ thuộc trực tiếp vào hàm lượng đồng có trong từng thanh cái đồng. Còn đối với sản phẩm từ thép thì người ta tiến hành gia công và thêm một lớp mạ phía bên ngoài, chủ yếu là mạ kẽm.

Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, bản thân Việt Nam cũng đã sản xuất được cả hai loại sản phẩm kể trên. Ngoài ra, trên thị trường cũng có các mặt hàng ngoại nhập khác từ Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.

Quy cách sản xuất các loại thanh đồng tiếp địa ra sao?

Thanh cái dùng trong chống sét là nhưng thanh kim loại được cán mỏng, dẹt. Chúng có độ dầy và rộng tương đối lớn. Quy cách thường thấy của dòng sản phẩm này là 25x3mm, 30x3mm, 40x4mm.

Chiều dài sản phẩm không giới hạn. Nó phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế. Có hai kiểu đóng gói thường thấy là dạng cuộn và dạng thanh thẳng. Đối với những vật liệu tiếp địa nhỏ đặc biệt là băng đồng vốn có độ dẻo và dễ uốn.

Người ta sản xuất ở dạng cuộn nhiều hơn. Còn dạng thanh thẳng thì phần lớn là những đối tượng khó uốn, dễ cong gẫy khi uốn hơn. Rõ ràng là băng đồng bằng thép dạng cuộn tiện lợi hơn trong lắp đặt và vận chuyển nhưng lại bé hơn, dẫn sét kém hơn so với các loại thanh thẳng.

Thông số kỹ thuật
Ứng dụng
Ý kiến khách hàng

Tin Tức Sản phẩm

Không có tin tức phù hợp