SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DÂY NHẢY QUANG VÀ DÂY HÀN QUANG ??
-Dây nhảy quang và dây hàn quang là hai khái niệm tương đối phổ thông trong ngành cáp quang. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người (bao gồm cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực mạng) quan niệm rằng: “Dây hàn quang là dây nhảy quang được cắt ra làm đôi”. Quan niệm này có thực sự chính xác? Hãy cũng Viễn Thông Xanh tìm hiểu kĩ hơn về 2 thiết bị này.
1.Khái niệm cơ bản
– Dây nhảy quang – fiber optic pathcord: dây nhảy quang là một đoạn sợi quang có đường kính phổ biến là 0.9, 2.0, 2.4, 3.0 mm, hai đầu đã được gắn sẵn đầu nối cáp quang, các loại đầu nối thông dụng hiện nay là dạng PC, UPC, APC, thuộc chuẩn: SC, LC,MU, ST, FC, E2000,..
Dây nhảy quang
– Dây nối quang (hay dây hàn quang) – pigtail: Là một đoạn sợi quang có đường kính 0.9 mm, 1 đầu được gắn với đầu nối quang, phía còn lại để chờ, nhằm mục đích gắn vào cáp quang.
Dây hàn quang
2.Cấu tạo chung
Mỗi loại đầu nối cáp quang được cấu tạo từ nhiều thành phần với tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất gồm 3 thành phần chính: ống nối – ferrule, thân đầu nối – connector body và khớp nối – coupling mechanism.
– Ống Nối – Ferrule: Có cấu trúc dạng rỗng (thường là dạng trụ), được sản xuất từ sứ, kim loại hoặc nhựa chất lượng cao. Chức năng chính dùng để giữ chặt sợi quang.
– Thân Đầu Nối – Connector Body: Được làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, được cố định với lớp vỏ ngoài bảo vệ (jacket) và lớp chịu lực (strength members).
– Khớp nối – Coupling Mechanism: Là phần của thân đầu nối, có nhiệm vụ cố định đầu nối khi thực hiện kết nối đến các thiết bị mạng khác.
3. Công dụng
– Dây nhảy quang: dùng để kết nối từ hộp ODF tới thiết bị quang điện hay giữa hai ODF với nhau.
– Dây nối quang – Pigtails: dùng để kết nối giữa cáp quang và ODF.
4. Dây nhảy quang và dây hàn quang – Phân biệt, công dụng và so sánh
Dây nhảy quang và dây nối quang – pigtaill đều có những tính năng và công cụ riêng biệt:
Chỉ tiêu
|
Dây nhảy quang
|
Dây nối quang – Pigtail
|
Công dụng:
|
Giao tiếp giữa thiết bị và hộp odf
|
Giao tiếp giữa cáp và hộp odf
|
Cấu tạo:
|
Loại dây có thể để phơi, dưới tách động nhẹ của lực
|
Luôn phải được bảo vệ trong hộp odf
|
Số lượng:
|
tối thiểu là 02 đầu nối, tối đa 04 đầu nối
|
1 hoặc nhiều đầu nối cùng một phía
|
Suy hao:
|
là suy hao đầu
|
Là suy hao đầu
|
Chiều dài:
|
Tùy theo yêu cầu của ứng dụng
|
Thông thường 1.5m
|
Tính đa dạng
|
phức tạp, kết nối nhiều đầu,giữa các đầu, chiều dài thay đổi
|
đơn giản hơn.
|
...